Sự nghiệp Tamara_Platonovna_Karsavina

Ngày 1 tháng 6 năm 1902, Karsavina gia nhập vũ đoàn ba lê Nhà hát Mariinsky với vị trí coryphée (dẫn múa) mà không cần qua corps de ballet (vũ công đồng diễn) và đến tháng 4 có màn ra mắt múa đôi (pas de deux) trong vở Javotte của Saint-Saëns.[17] Ngày 1 tháng 5 năm 1904, cô được thăng lên vị trí sujet.[18] Lần đầu vào vai chính trong vở Le Réveil de Flore (Nữ thần mùa xuân Flora thức tỉnh), Karsavina đã không thành công.[19] Ngày 16 tháng 12 năm 1906, cô đảm nhận vai Công chúa trong vở Konyok-Gorbunok (Ngựa gù nhỏ) và được lên vị trí vũ công hạng nhất năm sau đó.[20] Năm 1910, cô nhận danh hiệu prima ballerina.[21][22] Trên sân khấu Nhà hát Mariinsky, Karsavina giữ vai diễn viên chính trong các vở Giselle, Người đẹp say ngủ, Kẹp Hạt Dẻ, Hồ thiên nga,...

Karsavina cộng tác trong những tác phẩm ban đầu của Michel Fokine. Ngày 8 tháng 3 năm 1907, cô nhảy điệu valse sol giáng trưởng "phiên bản Les Sylphids mới".[23] Lúc đầu, nhà biên đạo múa dành hết cho ưu ái cho Anna Palovna mà không cho rằng Karsavina là diễn viên lý tưởng nên chỉ giao vai hỗ trợ. Ngày 22 tháng 12 năm 1907, Karsavina chỉ diễn "múa lửa Assyria" trong cùng buổi diễn mà Pavlovna ra mắt Thiên nga chết của Fokine.

Tamara Karsavina

Mùa hè 1906, Karsavina bắt đầu lưu diễn cùng đoàn G.G.Kyaksht tại các thành phố ở Nga. Sau đó rồi đến Praha (1908), MilanLuân Đôn (1909), Berlin, BrusselsLuân Đôn (1910).[24] Mùa thu 1913, cô lưu diễn Nam Mỹ cùng đoàn Diaghilev.[25]

Từ năm 1909, theo lời mời của Sergei Pavlovich Diaghilev, Karsavina tham gia chuyến lưu diễn ba lê Nga tại Châu Âu rồi gia nhập vũ đoàn Ballets Russes của ông. [26] Những vai nổi tiếng nhất của Karsavina trong giai đoạn hợp tác với Diaghilev có thể kể trong các vở như Chim lửa, Le Spectre de la Rose (Hồn ma của đóa hồng), Carnaval (Lễ hội hóa trang), Petrushka (do Fokine dàn dựng), Le tricorne (Mũ ba góc),... Karsavina nói vai diễn đáng nhớ nhất là nữ hoàng Samakhan trong vở ba lê kiệt tác Le Coq d'Or (Золотой петушок - Gà trống vàng) của Fokine.[27] Theo sử gia ba lê Xô viết Krasovskaya, Karsavina "đã lột tả chính xác nhất hình tượng nữ anh hùng của Fokine, thu hút và dối lừa, quyến rũ và nguy hiểm".[28] Còn theo Grigoriev, "không ai có thể sánh với Karsavina trong vai Chim lửa ... Không nghi ngờ gì là vai này được tạo ra chỉ dành riêng cô."[29]Ngày 15 tháng 5 năm 1918, Karsavina diễn buổi cuối cùng tại Nga với vai Nikia trong vở La Bayadère (Vũ công đền thờ).[24]

Năm 1918, ngay trước khi người Bolshevik phát động Khủng bố Đỏ thời đầu Nội chiến Nga, Karsavina rời Nga và chuyển đến Paris. Tại đây, cô tiếp tục diễn cho Ballets Russes với tư cách là một vũ công ba lê hàng đầu. Đầu thập niên 1920, Karsavina xuất hiện với vai trò khách mời trong một số phim câm tại Anh và Đức. Năm 1930, cô múa đôi với Harold Turner.[30]

Thời kỳ đỉnh cao cùng Diaghilev

Krasovskaya viết: "Tên tuổi Anna Pavlova và Tamara Karsavina gắn liền với sự hưng thịnh của trường phái ba lê ấn tượng đầu thế kỷ 20... Vinh quang của Karsavina cũng mang tầm thế giới, không hề thua kém Pavlova. Cả hai cái tên thường được xướng cạnh nhau và tương phản lẫn nhau."[31]

Năm 1909, Karsavina tham gia vào chuyến lưu diễn ba lê Nga đầu tiên của Diaghilev tại Paris. Năm 1910, sau khi Palovna rời vũ đoàn, Karsavina thay thế để trở thành vũ nữ chính. Thế chiến thứ nhất bùng nổ khiến các buổi lưu diễn nước ngoài bị dừng lại trong giai đoạn 1915-1918, ngoài ra Karsavina cũng mang bầu và sinh con vào năm 1916. Những buổi diễn ra mắt thành công của Karsavina đã giúp những vở trở thành kiệt tác kịch mục của vũ đoàn như Les Sylphides, Carnaval, Chim lửa, Hồn ma của đóa hồng, Petrushka,... Riêng với Chim lửa, Krasovskaya đánh giá “Chim lửa Karsavina trở thành một trong những biểu tượng nổi bật đương thời, giống như Thiên nga Pavlova. Những hình tượng này được Fokine tạo ra cho hai trong số những vũ công vĩ đại nhất,... Con chim biến thành một thiếu nữ thần kỳ, không thù hận không yêu thương."[32]

Nhờ Fokine và Diaghilev, Tamara Karsavina, Anna Pavlova và Vaslav Nijinsky trở nên nổi tiếng thế giới trong chuyến lưu diễn đầu tiên đến Paris. Từ đó, Karsavina ký được hợp đồng với London Coliseum. Cho đến cuối đời Diaghilev, Karsavina vẫn giữ mối quan hệ nồng ấm và dành chương cuối cùng trong hồi ký của mình cho ông, hoàn thành vào năm ông mất.[33] Trong tái bản hồi ký ngày 20 tháng 10 năm 1947, Karsavina viết: “Tôi viết xong cuốn sách này vào ngày 20 tháng 8 năm 1929, ngày tôi nghe tin Diaghileff qua đời. Tôi không thay đổi những điều đã viết về anh: như thể anh vẫn còn sống mà tôi từng biết. Trong phiên bản sửa đổi này cũng vậy. Nhưng tôi đã thêm một chương để mang lại sự khái quát các đặc điểm tính cách của Diaghileff, vốn rải rác trong cả sách."[34] Karsavina múa chính một phần ba các buổi diễn ra mắt (22 trong tổng số 67 buổi biểu diễn ra mắt; ngoài ra không rõ về vũ khúc trong Le Festin) và cũng tham gia các hoạt động khác của vũ đoàn Diaghilev.[35]

Danh sách các buổi diễn ra mắt của Karsavina dưới đây lấy thông tin từ Grigoriev:[36]

Karsavina trong Chim lửa (1910)Năm 1909

do Fokine dàn dựng tại Châtelet, Paris

Năm 1910 tại Nhà hát Opéra Garnier
  • Carnaval - Columbine (20 tháng 5 tại Berlin, 4 tháng 6 tại Paris)
  • Giselle - Giselle (18 tháng 6, múa cùng Nijinsky)
  • L'Oiseau de feu (Chim lửa) - Chim lửa (25 tháng 6, múa cùng Fokine)
  • Les Orientales (25 tháng 6)
Năm 1911Năm 1912
  • Le Dieu bleu - cô gái trẻ (hoặc cô gái Ấn Độ, múa cùng Nijinsky, Châtelet, 13 tháng 5)
  • Tamara - Tamara (múa cùng Bolm, Châtelet, 20 tháng 5)
  • Daphnis et Chloé - Chloé (múa cùng Nijinsky, Châtelet, 8 tháng 6)
Năm 1913
  • Jeux (diễn cùng Nijinsky, do Nijinsky dàn dựng tại Théâtre des Champs-Élysées, 15 tháng 5)
  • La tragédie de Salomé - Salomé (diễn cùng Gavrilov, do B. G. Romanov sản xuất tại Théâtre des Champs-Élysées, 12 tháng 6)
Năm 1914

do Fokine dàn dựng

  • Les Papillons (Opéra de Monte-Carlo, 16 tháng 4)
  • Le Coq d’Or - nữ hoàng Samakhan (Garnier, 24 tháng 5)
  • Midas - hoàng hậu Oread (Garnier, 2 tháng 6)
Năm 1919
  • Le tricorne - vợ người xay bột (22 tháng 7, lần đầu do Léonide Massine đạo diễn tại Nhà hát Alhambra, Luân Đôn)
Năm 1920

do Massine dàn dựng tại Nhà hát Garnier, Paris

Năm 1926

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tamara_Platonovna_Karsavina http://www.ballerinagallery.com/karsav.htm http://www.hrono.info/biograf/bio_k/karsavina.php //www.worldcat.org/issn/1993-1778 http://www.aha.ru/~vladmo/karsavina.html http://vestnik.mstu.edu.ru/v10_3_n28/articles/11_m... https://www.digitalarchivioricordi.com/it/people/d... https://www.oxforddnb.com/view/10.1093/ref:odnb/97... https://www.thepeerage.com/p18619.htm#i186189 https://www.virtual-history.com/movie/person/4995/... https://archive.org/details/baletdiagileva190000gr...